Yoga - Thiền

Muốn thiền miên mật, bạn phải cẩn trọng - Tác hại của ngồi thiền

Cập nhật401
0
0 0 0
Chưa nói đến những mục tiêu cao xa, về cơ bản, thiền sẽ giúp chúng ta cân bằng thân (thân thể) - tâm (cảm xúc) - trí (sự suy luận, đánh giá). Tác hại của ngồi thiền cũng được giải thích dựa trên ba khía cạnh cốt lõi này. 

“Thân” có vững mới vực được đạo 
 

Một khi chọn ngồi thiền làm thói quen thực hành hàng ngày, tư thế ngồi sẽ là nền tảng vững vàng cho bạn an tâm thiền. Tuy nhiên, một trong những tác hại của ngồi thiền là thế ngồi không thẳng, vẹo một bên, lâu ngày sẽ dẫn đến chứng vẹo cột sống, lưng gù. 
Cơ thể của mỗi người có những cấu tạo khác nhau, bạn cần cảm nhận và điều chỉnh tư thế của mình để vừa thoải mái, vừa vững để tọa thiền. Ví dụ, do cấu tạo tự nhiên của khớp gối, một bên gối của bạn hở ra so với sàn khi ngồi khiến bạn chông chênh, có thể lót đệm ngay chỗ đó để thế ngồi chắc chắn hơn. Ngồi với tư thế vai thấp và thả lỏng, lưng thẳng và bạn không nên căng các cơ, không ép sát khủy tay vào người mà hơi đưa ra. Lưu ý, bạn cũng không cần cố gắng ngồi đẹp như những người mẫu chụp hình minh họa, hãy cảm nhận trường hợp của riêng mình. 
Việc sai tư thế dễ kéo theo sai cách hít thở, ảnh hưởng liên hoàn đến tâm và trí. Vì vậy, chúng ta phải thật cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ để an tâm mà tọa thiền một cách hiệu quả nhất. Ví dụ theo phương pháp hít thở cơ bản của Thiền Tông, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
  • Hít vào nhẹ nhàng, chậm rãi bằng mũi cho không khí đầy bụng (trung bình khoảng 2-3 giây), ngưng hít khi bụng đầy khoảng 80%,
  • Thở ra chậm bằng mũi và cơ bụng (trung bình khoảng 3-4 giây),
  • Mỗi lần bạn hít vào, hãy tưởng tượng rằng bạn đang hút toàn bộ “khí” và năng lượng cuộc sống của vũ trụ vào đan điền.
Bên cạnh đó, khi xả thiền, nếu không biết cách bạn có thể bị chứng nhức đầu, xương khớp cứng, chuột rút, tê cứng. Vài động tác thư giãn cơ lúc này sẽ rất cần thiết. Thông thường, bạn có thể xoa bóp cơ mặt, chân, cổ, lưng, hông để giãn cơ. Như vậy, trước, trong và sau khi ngồi thiền, “thân” luôn là bệ phóng vững vàng để bạn bước đến mục tiêu cân bằng và hợp nhất toàn bộ cơ thể.

“Tâm” có an mới mong chữa lành

Hòa thượng Thích Đạo Thực cho rằng, tâm tọa là điều quan trọng nhất khi thiền. Theo đó, người thực hành thiền phải giảm thiểu những suy nghĩ miên man trong đầu, mỗi ngày giảm một ít cho đến khi tâm trong sáng. Tuy nhiên, chúng ta thường ép mình dùng trí, quá phụ thuộc vào suy nghĩ rằng mình không được nghĩ ngợi gì hết, như vậy là đã ưu tiên dùng suy nghĩ hơn là để đầu óc trống rỗng. 
Tâm (cảm xúc) thay vì được ổn định một cách tự nhiên, bỗng trở nên bị ép buộc khiến cơ thể có những phản ứng khó chịu, tiêu cực như nhức đầu, stress, giảm trí nhớ, mất tập trung. Nếu bạn không nhận ra và cứ “đâm đầu” tiếp tục thực hành sai cách, chúng sẽ khởi phát nên các bệnh nghiêm trọng khác trong cơ thể.

“Trí” tựa tự nhiên, thiền miên mật

Chúng ta thường nhầm lẫn rằng mình đang có nhiều suy nghĩ mông lung và cần tự ép mình không được suy nghĩ nữa. Như vậy chỉ khiến đầu óc càng trở nên căng thẳng hơn, bạn hãy để trí (suy nghĩ, đánh giá) được tự nhiên trong đầu và điều tối quan trọng là “quan sát nó”. Hãy ghi nhớ câu thần chú này: “Quan sát nó”. Dần dần, bạn sẽ kiểm soát được suy nghĩ một cách tự nhiên chứ không phải phụ thuộc vào suy nghĩ nữa.
Rất nhiều người khi gặp căng thẳng thường “ôm” vào lòng và muốn tự mình xử lý. Tuy nhiên, chúng ta khó có thể sử dụng tư duy gây ra vấn đề để giải quyết chính vấn đề đó. Sự chỉ dạy, hướng dẫn của người đi trước vô cùng cần thiết để bạn thực hành thiền đúng cách, tránh các tác hại của ngồi thiền hoặc phát hiện và giải quyết kịp thời các sai lầm.
Tác hại của ngồi thiền liệu có quá tinh vi để bạn dè chừng và bỏ qua bộ môn này? Hãy nhìn hai mặt của vấn đề để tự tin lựa chọn bộ môn thực hành phù hợp với cơ thể mình. Theo giáo sư Đặng Thiết Đào, chỉ cần ngồi thiền từ 5-10 phút, mức tiêu thụ oxy của con người sẽ giảm 17%, tương ứng với những thay đổi cơ thể sau giấc ngủ sâu trong vòng 7 giờ.
Khi có người hướng dẫn kinh nghiệm, bạn nên mạnh dạn trải nghiệm bộ môn này. Thiền vào buổi sáng trước khi tập thể dục và ăn sáng sẽ giúp bạn khởi đầu ngày mới đầy phấn khởi.
Nguồngenvita
Lượt xem15/09/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng