Châm cứu

Châm cứu: Hiểu thế nào cho đúng?

Cập nhật772
0
0 0 0

Mức độ nông – sâu khi châm kim vào da khác nhau ở mỗi bệnh nhân và mỗi loại bệnh lý.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh phương pháp này có tác dụng giảm đau. Nó được sử dụng để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị cho nhiều loại bệnh.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp châm cứu vẫn chưa rõ ràng. Những người hành nghề trong lĩnh vực này chia làm hai trường phái. Một bên cho rằng nó hoạt động bằng cách cân bằng năng lượng sống để bệnh nhân hồi phục. Bên còn lại cho rằng nó tạo ra những tác dụng liên quan đến thần kinh để giảm thiểu triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên, dù ở trường phái nào, các chuyên gia cũng công nhận nó tạo ra một số hiệu quả nhất định trong quá trình điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh.

Châm cứu là gì?

Chuyên gia châm cứu sẽ chèn kim châm vào cơ thể người bệnh. Phương pháp này thường được sử dụng cho người mắc bệnh đau đầu, nhức mỏi cơ, các vấn đề về huyết áp và một số tình trạng sức khỏe khác.

Y học cổ truyền Trung Quốc giải thích rằng sức khỏe là kết quả của sự cân bằng các thái cực. Ngược lại, bệnh tật xảy ra do bị mất cân bằng những thái cực đó.

Theo Medical News Today, cơ thể người có tất cả 350 điểm châm cứu. Khi chèn kim châm vào những điểm này, bạn sẽ tạo ra sự cân bằng năng lượng cho cơ thể.

Vẫn chưa có bằng chứng khoa học hiện đại nào chứng minh sự tồn tại của các kinh mạch hoặc huyệt đạo. Vì thế, rất khó để chứng minh phương pháp châm cứu có thật sự hoạt động hay không. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định phương pháp này sẽ phát huy tác dụng chữa bệnh trong một số điều kiện nhất định.

Một số chuyên gia đã sử dụng lý luận trong khoa học thần kinh để giải thích cho cơ chế hoạt động của phương pháp cổ truyền này. Theo đó, các huyệt đạo được xem là nơi mà các dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết có thể được kích thích. Sự kích thích sẽ làm tăng lưu lượng máu và kích hoạt khả năng giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Vì bản chất xâm lấn (dù khá nhẹ nhàng) của phương pháp này nên không dễ dàng để các nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc kiểm tra. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng đều chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu người tham gia trải qua một cuộc điều trị giả hoặc sử dụng giả dược để có kết quả so sánh với những người được điều trị thực sự bằng cách châm cứu.

Những bệnh có thể điều trị bằng cách châm cứu


Một nghiên cứu ở Đức đã chỉ ra rằng châm cứu có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng và bệnh đau nửa đầu.

Ngoài ra, lợi ích của nó còn thể hiện trong các trường hợp:

  • Đau thắt lưng

  • Đau cổ

  • Viêm xương khớp

Đến năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt kê một số bệnh lý có thể hưởng lợi từ kỹ thuật châm cứu, bao gồm:

  • Bệnh huyết áp

  • Buồn nôn và nôn do tác dụng phụ của hóa trị

  • Các bệnh về dạ dày, đặc biệt là loét dạ dày

  • Kiết lỵ

  • Viêm mũi dị ứng

  • Viêm khớp dạng thấp

  • Bong gân

  • Đau răng

  • Đau thần kinh tọa

Nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng có thể hưởng lợi từ phương pháp này. Tuy nhiên, chúng cần nhiều bằng chứng khoa học hơn nữa để chứng minh, bao gồm:

  • Đau cơ xơ

  • Nghỉ dưỡng sau phẫu thuật

  • Nghiện rượu

  • Nghiện thuốc lá

  • Đau cột sống

  • Hội chứng Tourette

Lợi ích mang lại

Những lợi ích dễ nhìn thấy nhất của phương pháp châm cứu bao gồm:

  • Ít tác dụng phụ

  • Có thể kết hợp đồng thời với các phương pháp điều trị khác

  • Kiểm soát một số cơn đau

  • Có thể giúp bệnh nhân giảm số lần dùng thuốc giảm đau

Các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người không nên tự châm cứu tại nhà. Thay vào đó, bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế có loại hình điều trị này. Nếu muốn châm cứu tại nhà, bạn phải chắc chắn người thực hiện kỹ thuật này cho bạn là người có am hiểu về y học cổ truyền.

Điều gì sẽ diễn ra trong buổi châm cứu?

Bác sĩ châm cứu sẽ kiểm tra bệnh nhân để đánh giá tình hình. Sau đó, họ dùng kim châm cứu được vô trùng để bắt đầu thao tác kỹ thuật trên cơ thể bệnh nhân.

Người bệnh sẽ được yêu cầu nằm ngửa, nằm sấp hoặc nằm nghiêng, tùy theo vị trí đặt kim châm cứu. Các mũi kim này chỉ nên được dùng một lần. Khi bị kim chích vào da, bệnh nhân có thể cảm thấy châm chích, ngứa ran hoặc đau nhẹ. Những cảm giác này tồn tại rất ngắn.

Các mũi kim châm cứu đã chích vào da sẽ giữ ở vị trí đó khoảng từ 5-30 phút, tùy theo tình trạng bệnh của từng người. Tần suất thực hiện cũng phụ thuộc vào từng cá nhân. Người mắc bệnh mãn tính có thể cần một đến hai lần điều trị mỗi tuần trong vài tháng. Trong khi đó, những vấn đề sức khỏe cấp tính thường được cải thiện sau 8-12 buổi châm cứu.

Rủi ro có thể xảy ra

Cũng nhau như các phương pháp chữa bệnh khác, bên cạnh những lợi ích nhất định, châm cứu cũng có thể làm xuất hiện những rủi ro sau:

  • Chảy máu, bầm tím, đau nhức tại vị trí châm kim

  • Kim tiêm không được khử trùng có thể làm lây nhiễm các bệnh khác cho bệnh nhân

  • Trong một số ít trường hợp, kim châm cứu có thể bị gãy và làm hỏng nội tạng của bệnh nhân

  • Khi được đưa sâu vào ngực hoặc lưng trên, mũi kim có thể chạm vào và làm xẹp phổi. Tuy nhiên, đây là trường hợp cực kỳ hiếm.

  • Phương pháp này cũng tương đối nguy hiểm với những người mắc các vấn đề về đông máu.

Theo quy định, kim châm cứu được xem là một thiết bị y tế. Nó phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định trước khi xâm lấn vào cơ thể bệnh nhân.

Các loại kim châm cứu phải được vô trùng, không bị nhiễm chất độc hại và phải được dán nhãn cho một lần sử dụng.

Nếu bạn phát hiện kim châm cứu bác sĩ sử dụng cho mình hoặc người thân không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu, bạn có quyền từ chối điều trị.

NguồnHelloBacSy
Lượt xem21/05/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng