Tin tức y học thế giới

Những xét nghiệm cần làm ở từng độ tuổi - Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư thường xuyên

Cập nhật844
0
0 0 0
1. Đo huyết áp: Kiểm tra mỗi 2 năm/lần nếu bình thường. Nếu bất thường cần kiểm tra thường xuyên hơn
2. Định lượng cholesterol máu(mỡ máu): Mức LDL cholesterol cao là một yếu tố chính làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và xơ vữa động mạch và đột qụy. Do vậy, nên định lượng mỗi 2 năm/lần nếu bình thường, nếu bất thường cần kiểm tra thường xuyên hơn. Bên cạnh việc kiểm tra chỉ số cholesterol, những người ở trong độ tuổi này nên ăn nhạt, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, vận động hợp lý để ổn định lượng cholesterol trong máu.
3. Kiểm tra đường huyết lúc đói: Mỗi 2-3 năm/lần nếu bình thường. Nếu bất thường cần kiểm tra thường xuyên hơn

4. Sản phụ khoa
Khám phụ khoa mỗi 1-3 năm.
Phết tế bào cổ tử cung (Pap- smeal): Mỗi 2-3 năm/lần nếu bình thường. Nếu bất thường cần kiểm tra thường xuyên hơn nhằm mục đích tầm soát ung thư cổ tử cung.
Tầm soát bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: Mỗi năm nếu người nữ quan hệ tình dục với nhiều hơn 1 người.
5. Da liễu: Nên xét nghiệm mỗi năm để tầm soát ung thư da. Tuy nhiên ở Việt Nam không phổ biến.
Hướng dẫn xét nghiệm và khám sức khỏe ở từng độ tuổi
Tuổi 30-40
  • Kiểm tra gan: Hàm lượng chất béo bão hòa trong cơ thể cao sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn đến các bệnh gan. Do vậy, việc kiểm tra xem gan hoạt động tốt hay không đóng vai trò khá quan trọng, nhất là những người béo phì, có uống rượu bia.
  • Kiểm tra ngực: Ung thư vú có thể điều trị hoặc kéo dài thời gian sống nếu phát hiện sớm. Dù bệnh ung thư thường khó phát hiện khi vừa mới chớm, nhưng việc thăm khám luôn là cần thiết và giúp tăng phần trăm cơ hội sống sót.
  • Kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp(TSH): Ở tuổi 35 trở đi cần kiểm tra để xem có sự hoạt động quá mức của tuyến giáp không.
Tuổi 40-50
  • Chụp X-quang ngực: Phụ nữ ở độ tuổi 40 trở đi cần chụp X-quang ngực 2 năm một lần để tìm các khối u, đặc biệt là với những người gia đình có lịch sử bệnh ung thư vú.
  • Đo xương: Đây là độ tuổi mà hệ xương của chị em phụ nữ trở nên xốp và giòn hơn do lượng khoáng giảm mạnh. Những tai nạn tưởng nhẹ như: trượt chân, té ngã nhẹ, vận động mạnh… cũng có thể gây nên những hậu quả nặng đến xương của các chị như sai khớp, rạn xương, gãy chân tay…
  • Tầm soát ung thư vùng miệng, hầu họng: Đây là loại ung thư này thường khởi phát sau tuổi 40.
  • Khối u ác tính: Các khối u bất thường xuất hiện trên da bạn có thể dẫn tới ung thư da. Nếu da bạn có những biểu hiện bất thường thì phải đi xét nghiệm và không nên để da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Tuổi 50-60
  • Khám mắt: Xét nghiệm nên được thực hiện 1-2 lần/năm. Càng lớn tuổi, sự lão hóa xảy ta ở tất cả mọi bộ phận trong cơ thể và mắt cũng bị lão hóa nhanh chóng. Vì vậy, người lớn tuổi thường dễ mắc các bệnh về mắt như đục thuỷ tinh thể, cườm nước, tăng nhãn áp, thoái hóa hoàng điểm tuổi già...
  • Đo đường huyết: Đo đường glucose trong máu cho biết có rủi ro mắc bệnh tiểu đường hoặc là đang bị bệnh này, với nhiều biến chứng trầm trọng như mất thị lực, suy tim, thận, tổn thương thần kinh ngoại vi. Xét nghiệm cần được thực hiện thường xuyên với người đang có bệnh cao huyết áp, đang điều trị hoặc có thân nhân bị tiểu đường. Người có trọng lượng cơ thể 20% cao hơn mức trung bình cũng cần đo đường huyết, vì mập là rủi ro chính đưa tới bệnh tiểu đường.
  • Đo huyết áp: Huyết áp là sức ép của máu vào thành động mạch mỗi khi tim co bóp, đẩy máu vào huyết quản nuôi cơ thể. Huyết áp cao có thể là chỉ dấu của bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường hoặc một số vấn đề sức khỏe khác. Đo 2 năm nếu huyết áp dưới 120/80; mỗi năm nếu huyết áp tứ 120-139/ 80-90 và đo thường xuyên hơn nếu áp xuất cao trên con số này.
  • Độ dày đặc xương: Cấu trúc của xương có thể ví như một mảng xi măng-cốt sắt. Xương vững chắc là nhờ có muối calci carbonate và calci phosphate lấp kín khoảng trống của hệ thống mô liên kết, cái sườn chính của xương. Calci do thực phẩm cung cấp. Chụp hình X-quang xương có thể đo số lượng calci trong xương. Đây là một xét nghiệm chính xác để coi có bị rủi ro bệnh loãng xương hay không.
Nguồn: tham khảo tổng hợp
NguồnNguồn hanhchinhnhansu.com
Lượt xem30/03/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng