Tin tức y học thế giới

Không chỉ não bộ, STRESS ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, tiêu hóa, miễn dịch và cả ADN của bạn

Cập nhật702
0
0 0 0

Căng thẳng là cảm giác bị quá tải vì tập trung cao độ như khi ôn thi hoặc chạy deadline. Nhưng khác với cảm xúc, sự căng thẳng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Trong thời gian ngắn, nó có thể có lợi giúp ta tập trung, nhưng khi căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến bộ não của bạn mà còn làm tổn hại đến các cơ quan và tế bào trong cơ thể.
Tuyến thượng thận giải phóng các hormone gây căng thẳng như cortisol, adrenaline (epinephrine) và norepinephrine. Những hormone này theo máu đi khắp cơ thể, chúng dễ dàng tới các mạch máu và tim.
Tác động đến hệ tuần hoàn
Adrenaline khiến tim bạn đập nhanh hơn, tăng huyết áp, nếu kéo dài sẽ gây ra cao huyết áp. Cortisol cũng có thể khiến màng trong của mạch máu hoạt động bất thường, từ đó góp phần gây ra chứng xơ vữa động mạch khi cholesterol bám vào thành động mạch. Những thay đổi này diễn ra cùng lúc làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Tác động đến hệ tiêu hóa
Khi não bộ của bạn cảm nhận được sự căng thẳng, nó sẽ kích hoạt mạng lưới dây thần kinh và chuyển thông tin xuống hệ thần kinh ruột. Ngoài việc tạo cảm giác bồn chồn, sự kết nối giữa não và ruột có thể ảnh hưởng tới nhịp điệu co bóp tự nhiên nhằm tiêu hóa thức ăn trong bụng, dẫn tới hội chứng ruột kích thích và khiến ruột bạn nhạy cảm hơn với axit, dẫn đến trào ngược dạ dày. Môi trường thay đổi khiến các quần thể vi khuẩn trong ruột cũng thay đổi làm ảnh hưởng tới sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Thừa cân
Chưa dừng lại ở đó, căng thẳng kéo dài khiến bạn khó kiểm soát cân nặng hơn. Cortisol làm tăng cảm giác thèm ăn và cần bổ sung năng lượng bằng đồ ăn giàu carbohydrate, khiến bạn thèm đồ ngon. Lượng cortisol cao sẽ khiến bạn tăng calo dưới dạng mỡ tích trữ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, như bệnh tim và đề kháng insulin.
Tác động đến hệ miễn dịch
Các hormone gây căng thẳng còn ảnh hưởng tới hệ thống tế bào miễn dịch, làm giảm khả năng miễn dịch khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và các vết thương chậm lành lại hơn.
Tác động đến tuổi thọ
Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn bằng cách tác động vào các telomere (đầu mút của các nhiễm sắc thể) khiến chúng bị rút ngắn. Telomere bao bọc ở đầu nhiễm sắc thể để DNA có thể sao chép mỗi khi có sự phân bào mà không làm ảnh hưởng đến bộ gen của tế bào và chúng sẽ ngắn đi sau mỗi lần phân bào. Khi telomere quá ngắn, tế bào không thể phân chia nữa và sẽ chết.
Nhưng chưa hết, căng thẳng kinh niên còn tàn phá sức khỏe của bạn bằng nhiều cách khác, như mụn, rụng tóc, rối loạn chức năng tình dục, đau đầu, căng cơ, mất tập trung, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh,...
Tóm lại, cuộc sống của chúng ta luôn có nhiều tình huống gây căng thẳng. Nhưng điều quan trọng chính là phản ứng của bạn với sự căng thẳng đó. Nếu bạn coi nó như những thử thách và hào hứng vượt qua chứ không phải cảm giác chán nản và áp lực thì bạn sẽ khỏe mạnh về lâu dài.
Nguồn: TED-Ed
Nguồn
Lượt xem30/03/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng