Ăn uống thực dưỡng

Pha trà binh minh theo Ohsawa

Cập nhật510
0
0 0 0
Gọi là Trà Bình Minh (Morning Tea) vì nó là thực phẩm đầu tiên bạn nên đưa vào dạ dày mỗi buổi sáng. Uống món trà xong thì đợi khoảng 20-30 phút trước khi ăn hay uống bất kỳ thứ gì khác. Tác dụng chính của nó là giúp kiềm hóa dịch cơ thể và cường hóa hệ thống ruột.

Mơ muối (Umeboshi) – Chúng ta sẽ dùng phần thịt (ume) của quả mơ. Những quả mơ này đã được muối bằng muối biển và lá tía tô. Mang tính kiềm cao, nó giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sinh lực cho hệ vi sinh đường ruột. Mơ muối được sử dụng rất nhiều trong phương pháp nấu ăn Thực Dưỡng. Nó là một thực phẩm giàu dương tính.

Bột sắn dây (Kuzu) – Một loại tinh bột trắng được làm từ rễ của cây sắn dây dại. Chính vì là tinh bột nên nó có thể làm đặc sánh các loại dung dịch, vì thế nó được dùng thường xuyên trong các món súp, sốt hay tráng miệng. Bột sắn dây là loại thực phẩm mang tính kiềm dương, rất hữu ích trong việc cường hóa hệ ruột.

Shoyu hoặc Tamari (Nước Tương đậu nành tự nhiên) – Được làm bằng cách lên men đậu nành với mốc koji và muối. Nó được dùng rất nhiều trong nấu nướng và là loại thực phẩm tạo kiềm dương.

Bancha – “Cha” trong tiếng Nhật có nghĩa là trà. Bancha là loại trà được làm từ lá và cọng của các bụi trà Nhật. Không giống như nhiều loại trà khác mang tính tạo axit, trà bancha có tính tạo kiềm nhẹ và rất ít caffein. 

Nước cốt gừng – Nước cốt được ép từ gừng bằng cách mài củ gừng rồi vắt lấy nước. Nó có vị khá mạnh và mang tính chất tạo kiềm âm.

Lưu ý: Gừng sống có tính ly tâm, tác dụng nhanh, dùng giải cảm, toát mồ hôi. Gừng khô hoặc gừng nấu chín thì nó đã bốc hết tính ly tâm đi rồi nó sẽ hướng tâm (dương) hơn. Nếu cần dưỡng đường ruột dùng hàng ngày thì nên dùng gừng nấu chín. Bột sắn dây nếu chưa chín trong (còn trắng đục) thì có tính mát giải nhiệt nhiều hơn nấu chín hoàn toàn. Tùy mục đích để bạn điều chỉnh trong món trà bình minh của mình.

Gọi là “uống trà” nhưng phải hiểu là “ăn súp loãng” nhé, vì sắn dây có tính chất làm sánh.

Trà bình minh ăn vào buổi sáng để khí huyết lưu thông, dùng trong trường hợp giải cảm, nhiễm phong hàn, ngộ độc, mệt mỏi, có thể dùng để hạ sốt nữa. Dùng lâu dài đều đặn có thể cải thiện đường ruột.

Cách Nấu Trà Bình Minh theo Thực Dưỡng Ohsawa
Nguyên liệu:

  • 1 quả mơ muối nhỏ tách hạt rồi dằm ra hoặc 1 muỗng cà phê mơ nạc (umeboshi paste)
  • 1/2 muỗng cà phê nước tương shoyu hoặc tamari Nhật 
  • 1/4 muỗng cà phê nước cốt gừng
  • 1 muỗng cà phê vun bột sắn dây 
  • 1 chén nước trà bancha pha đặc vừa phải, có thể hãm từ trước trong bình giữ nhiệt
Cách làm
  • 1Xay mịn bột sắn dây để dành sẵn cho món này. Nếu không mịn, sắn dây khó chín trong và dễ vón cục. Nếu sắn dây loại tốt thì sẽ tan nhanh, mịn đẹp. Có thể hòa trước với 1 thìa nước nguội nhỏ cho dễ tan.
  • 2Mài gừng để vắt lấy nước. Cho hỗn hợp sắn dây, gừng, mơ muối vào ly sẵn.
  • 3Đun sôi nước trà bancha cho thật sôi rồi cho vào ly, khuấy nhẹ
  • 4Khi món trà chín trong thì cho thêm nước tương vào. Uống nóng và tránh gió.

Cách 2: Cho hết các thứ vào nồi khuấy đều tay trên bếp từ lúc nguội đến khi chín trong (khoảng 2-3ph). Cho trà ra ly rồi mới thêm nước tương.

Nguồnbepthucduong
Lượt xem25/10/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng