Nhóm bệnh nam giới

Vôi hóa tinh hoàn có nguy hiểm không và cách điều trị

Cập nhật244
0
0 0 0

1. Vôi hóa tinh hoàn - những thông tin cơ bản nhất
Vôi hóa tinh hoàn là hiện tượng lắng đọng và xuất hiện các nốt canxi ở tinh hoàn, chủ yếu xuất phát từ tinh dịch bị tràn hoặc dịch viêm. Tình trạng vôi hóa này cản trở hoạt động và sự đàn hồi của các mô tinh hoàn, vì thế khi sờ vào có cảm giác bì, cứng. Tuy nhiên nếu vôi hóa xuất hiện chưa nhiều hoặc nằm sâu thì người bệnh không sờ thấy và cũng không phát hiện được bệnh.
Đa phần bệnh nhân biết mình bị vôi hóa tinh hoàn khi siêu âm trong thăm khám sức khỏe hoặc kiểm tra những bệnh lý khác. Bệnh có thể xảy ra ở nam giới mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ lẫn người già. Tình trạng vôi hóa tinh hoàn này có thể không tiến triển và không gây ra vấn đề sức khỏe gì, nhưng nếu vôi hóa lan rộng, nó gây đau đớn, viêm nhiễm và những ảnh hưởng nguy hiểm khác.
1.1. Nguyên nhân gây vôi hóa tinh hoàn
Theo các chuyên gia, vôi hóa tinh hoàn xảy ra chủ yếu do sự xâm nhập, gây hại của các virus, vi khuẩn kết hợp với các yếu tố tác động từ bên ngoài khác. Hai nguyên nhân chủ yếu gây vôi hóa tinh hoàn bao gồm:
Tràn dịch màng tinh hoàn
Khi bao tinh hoàn chứa quá nhiều dịch, bìu có thể bị quá tải nên sưng to bất thường. Dịch này nếu không được giải thoát sớm có thể đọng lại lâu và canxi hóa. Khi đã lắng đọng lại thành mảng cứng, chúng sẽ nằm lại trong tinh hoàn mà không thoát ra ngoài, gây ra tình trạng vôi hóa tinh hoàn.
Viêm nhiễm tinh hoàn
Viêm nhiễm tinh hoàn có thể do virus hoặc vi khuẩn, gây viêm và dịch viêm. Dịch viêm này có thể tích tụ và vôi hóa ngay trong tinh hoàn nếu không điều trị tốt
1.2. Vôi hóa tinh hoàn có gây triệu chứng không?
Khác với các bệnh lý tinh hoàn khác, vôi hóa tinh hoàn thường không có triệu chứng bệnh và thường không tiến triển nặng hơn. Chỉ số ít trường hợp do vôi hóa tại vị trí liên quan đến dây thần kinh hay mạch máu hoặc tác động lực gây ảnh hưởng nên gây ra tình trạng đau bìu. Song đa phần đau bìu do vôi hóa tinh hoàn cũng không rõ ràng.
Điều này khiến đa phần bệnh nhân không có triệu chứng và không phát hiện qua triệu chứng. Chỉ khi đi siêu âm thăm khám sức khỏe hoặc kiểm tra bệnh lý khác, khi thấy hình ảnh vôi hóa có màu trắng mới phát hiện được bệnh.
2. Góc tâm sự: Vôi hóa tinh hoàn có nguy hiểm không?
Với sức khỏe sinh sản của nam giới, tinh hoàn là cơ quan đóng vai trò quan trọng khi là nơi sản sinh là tinh trùng và hormone testosterone. Do đó mọi bất thường ở cơ quan này đều có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và sức khỏe của người đàn ông.
Khi tinh hoàn bị vôi hóa, nó sẽ cản trở hoạt động của các mô và tế bào, do đó hoạt động sản xuất và tích trữ tinh trùng của cơ quan này cũng bị ảnh hưởng. Đầu tiên là ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tinh trùng. Khả năng thụ tinh của tinh trùng vì thế cũng thấp đi, nếu nghiêm trọng nam giới có thể bị vô sinh, hiếm muộn. Muốn đánh giá vôi hóa tinh hoàn ảnh hưởng như thế nào đến việc sản xuất tinh trùng, cần kiểm tra vị trí vôi hóa cũng như làm xét nghiệm tinh dịch đồ.
Ngoài ra, chức năng của tinh hoàn là tiết hormone sinh dục nam testosterone, sự vôi hóa cũng ảnh hưởng làm suy giảm hormone này. Điều này dẫn tới giảm ham muốn tình dục, khó đạt khoái cảm và vì thế khả năng có con cũng thấp hơn.
Như vậy, vôi hóa tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản qua số lượng, chất lượng tinh trùng và lượng testosterone được tạo ra, song mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Bệnh nhân sẽ cần thực hiện các kiểm tra sâu hơn để biết được bệnh đang ở mức nào, từ đó xem xét can thiệp điều trị thích hơn.
Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, sự vôi hóa tinh hoàn còn làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính từ một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Mặc dù đây là hai bệnh lý hoàn toàn độc lập song tổn thương và sự xuất hiện bất thường có vôi hóa có thể khiến tế bào biến đổi phát triển thành ung thư.
3. Điều trị vôi hóa tinh hoàn như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Nếu chẩn đoán thấy vôi hóa tinh hoàn ổn định, nghĩa là tình trạng này đã xảy ra từ lâu và không còn hiện tượng tràn dịch, viêm nhiễm bất thường nữa, trong thời gian dài không gây triệu chứng gì và cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản thì người bệnh có thể không cần điều trị. Chấp nhận sống chung với tình trạng vôi hóa tinh hoàn này nhưng bệnh nhân vẫn cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra để phát hiện sớm nếu bệnh tiến triển.
Nếu vôi hóa tinh hoàn do viêm nhiễm, cần điều trị viêm nhiễm bằng các loại kháng sinh chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn và thuốc giảm đau, hỗ trợ điều trị nếu cần thiết. Ngoài ra, nếu tình trạng vôi hóa làm thúc đẩy hoặc là nguyên nhân dễ gây viêm nhiễm, hoặc khi vôi hóa tiếp tục tăng lên dù điều trị bằng thuốc thì bệnh nhân có thể cần chỉ định phẫu thuật.
Các trường hợp vôi hóa tinh hoàn do tràn dịch màng tinh hoàn cũng cần phẫu thuật khắc phục bệnh, loại bỏ mảng vôi hóa. Điều trị sớm và theo dõi sau điều trị sẽ tránh được tình trạng bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Dù đã điều trị, vôi hóa tinh hoàn vẫn có thể tái phát khi nguyên nhân gây bệnh không được khắc phục hoàn toàn. Do đó phòng tránh bệnh bằng chăm sóc sức khỏe tốt, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh và thường xuyên theo dõi, kiểm tra phát hiện bệnh là điều cần thiết.
Vôi hóa tinh hoàn là bệnh có thể gặp phải ở cả trẻ nhỏ hay người lớn tuổi. Không nên chủ quan với bệnh vì vôi hóa có thể lan rộng và gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản.

Nguồntham khảo tổng hợp
Lượt xem22/08/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng