Nhóm bệnh tiểu đường

Lượng tinh bột trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường

Cập nhật238
0
0 0 0

Người bị tiểu đường cần phải kiểm soát lượng tinh bột trong khẩu phần ăn, nhằm giảm lượng đường huyết trong cơ thể. Nhưng thực tế, những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày như cơm, bánh mì, bún,… chứa hàm lượng tinh bột cao. Do đó, để kiểm soát tình trạng đường huyết trong cơ thể, người bệnh cần phải hạn chế lượng tinh bột tiêu thụ mỗi ngày.
Sau đây là một số lời khuyên để hạn chế lượng tinh bột trong khẩu phần ăn của bạn:
Tránh xa nước uống ga
Bạn nên tránh các loại nước chứa nhiều đường, đặc biệt là các loại thức uống có ga. Thay vào đó, hãy uống nước lọc, sữa ít béo hoặc nước chanh ít đường.
Thay tinh bột tinh chế (tinh bột trắng) bằng tinh bột phức
Bạn nên hạn chế khoai tây trong khẩu phần ăn của mình, bởi khoai tây chứa hàm lượng tinh bột cao. Bạn có thể ăn yến mạch hoặc gạo lứt thay cho cơm trong khẩu phần ăn hằng ngày. Bởi yến mạch và gạo lứt chứa nhiều tinh bột phức (complex carb) tốt cho sức khỏe hơn là tinh bột tinh chế có trong gạo trắng và bánh mì.
Nếu bạn thích tự làm bánh tại nhà, bạn có thể sử dụng bột mì nguyên cám thay vì bột mì trắng thông thường. Bởi vì bột mì nguyên cám có hàm lượng đường thấp mà lại có nhiều vitamin tốt cho cơ thể như B1, B2, B3, E, axit folic… Bạn sẽ được thưởng thức một mẫu bánh vừa giàu chất dinh dưỡng và vừa tốt cho tim mạch.
Ăn trái cây thay vì uống nước ép
Bạn nên ăn trái cây thay vì uống nước ép. Bởi vì hàm lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ trong trái cây tươi cao hơn trong nước ép. Chất xơ rất tốt cho người bị tiểu đường bởi nó giúp cơ thể hạn chế việc hấp thụ đường. Các loại trái cây như táo, bơ… chứa hàm lượng chất xơ cao. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bị tiểu đường, bạn nên hạn chế các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn…
Tỷ lệ vàng cho khẩu phần tinh bột trong ngày
Ngoài ra, để cân bằng lượng tinh bột trong bữa ăn hằng ngày, bạn có thể tham khảo bí quyết nhỏ sau đây để bữa ăn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp giảm thiểu lượng đường hấp thu vào cơ thể. Bạn nên chia một bữa ăn chính thành 4 phần:

  • 1 phần dành cho các món chứa nhiều tinh bột như gạo, bánh mì và các loại củ;

  • 2 phần dành cho các món rau, củ, quả không chứa tinh bột;

  • Phần cuối cùng sẽ dành cho các món ăn giàu đạm như cá, thịt gà.

Bạn nên ăn bằng chén và đựng thức ăn trong dĩa nhỏ để tránh ăn quá no, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Với những biện pháp trên, người bệnh tiểu đường vừa có thể thưởng thức được bữa ăn ngon miệng, vừa kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình.

Nguồnhellobacsi
Lượt xem25/08/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng