Nhóm bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuýp 2: Những điểm quan trọng cần lưu tâm

Cập nhật468
0
0 0 0

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Tiểu đường tuýp 2 (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin) là bệnh lý mãn tính, xảy ra khi lượng đường huyết (glucose) trong cơ thể tăng cao.
Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, còn gọi là tiểu đường khởi phát ở người lớn hoặc tiểu đường không phụ thuộc insulin, cơ thể bạn vẫn sản xuất đủ lượng insulin hoặc sử dụng insulin đúng cách.Trái với bệnh tiểu đường tuýp 1 (là tuyến tụy không thể tiết ra insulin), người bệnh tiểu đường tuýp 2 tuyến tụy vẫn hoạt động như bình thường, nhưng vì một nguyên nhân nào đó các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây tổn thương đến cơ thể bạn.
90% đến 95% số ca tiểu đường là đái tháo đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát ở người lớn, ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ em và người trẻ tuổi mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 do bệnh béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em.
Tại sao bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2?
Trước khi xác định được nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2, bạn cần phải hiểu cơ chế chuyển hóa glucose của cơ thể hoạt động như thế nào.
1. Chuyển hóa glucose
Nước bọt và các chất trong dạ dày sẽ chuyển hóa các thực phẩm bạn ăn vào thành glucose (một dạng đường), đó là nguồn năng lượng chính cho tế bào của cơ thể. Gan cũng lưu giữ một lượng đường, nhưng là dưới dạng glycogen. Nếu bạn không ăn uống đầy đủ hay khi nồng độ glucose trong máu quá thấp thì glycogen sẽ chuyển hóa thành glucose để cho cơ thể sử dụng.
Các mạch máu hấp thụ đường và vận chuyển nó đến các tế bào, nhưng các tế bào không thể sử dụng nguồn năng lượng này mà không có sự giúp đỡ của insulin, một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy. Tụy nhận được tín hiệu là glucose có mặt trong máu của bạn và sản xuất ra nhiều insulin hơn. Bằng cách cho phép glucose hấp thụ vào các tế bào, từ đó insulin làm giảm lượng đường trong máu và như thế, tuyến tụy sản xuất ra insulin.
2. Sử dụng insulin không đúng cách
Nếu các tế bào không nhận dạng được insulin, hormone này sẽ không thể giúp các tế bào sử dụng glucose để tạo ra năng lượng. Do đó, glucose lưu lại trong máu và tích lũy qua thời gian. Tuyến tụy nhận được tín hiệu tiết ra nhiều insulin hơn do mức độ đường trong máu tăng cao, trong khi các tế bào không thể sử dụng để hấp thụ glucose. Rối loạn này gây ra các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm những thông tin đầy đủ về nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, có thể chắc chắn rằng thừa cân là nguy cơ chủ yếu gây nên bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
Bạn có thể mắc các bệnh khác khi bị tiểu đường tuýp 2 không?
Các biến chứng có thể gặp của bệnh tiểu đường mãn tính mà không được điều trị ở cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là hoại tử, nó có thể khiến người bệnh trở nên tàn tật. Nếu không điều trị và kiểm soát bệnh hợp lý, các tế bào của cơ thể không thể hấp thụ được glucose từ máu và sẽ chết dần dần. Hoại tử thường xảy ra ở phần dưới của cơ thể.
Ngoài hoại tử, bạn có thể bị chứng rối loạn nghiêm trọng gọi là nhiễm toan ceton tiểu đường. Đối với nhiễm toan ceton do tiểu đường, cơ thể tích lũy các chất (các ceton). Ceton trong máu làm máu có tính axit, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bao gồm não và có thể đe dọa tính mạng, nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị.
Các biến chứng gây tử vong khác của bệnh tiểu đường là:
Bệnh tim. Tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ các vấn đề về tim mạch khác nhau, bao gồm bệnh động mạch vành với đau ngực (đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thu hẹp các động mạch (xơ vữa động mạch) và huyết áp cao.
Bệnh thần kinh. Sự tích tụ quá nhiều đường có thể gây tổn thương đến các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) có chức năng nuôi dưỡng các dây thần kinh của bạn, đặc biệt là ở chân. Tình trạng này có thể gây ra ngứa ran, tê, rát hoặc đau thường là ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và lan dần lên phía trên cơ thể. Đường huyết kiểm soát kém có thể làm bạn mất hoàn toàn cảm giác ở các chi. Tổn thương ở các dây thần kinh sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
Bệnh thận. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ để lọc chất thải ra khỏi máu. Tiểu đường có thể gây tổn hại đến hệ thống lọc tinh vi này. Tổn hại nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Tổn thương mắt. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra các tổn thương cho các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Tổn thương bàn chân. Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu tới chân kém làm tăng nguy cơ các biến chứng bàn chân đái tháo đường khác nhau. Nếu không điều trị, các vết cắt và vết rộp có thể bị nhiễm trùng nặng, thường khó lành và cuối cùng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc chân.
Bệnh da và miệng. Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ mắc các vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
Biến chứng trong thai kỳ. Lượng đường trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bạn có nguy cơ sẩy thai cao hơn, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt. Đối với người mẹ, bệnh tiểu đường tuýp 2 còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton do tiểu đường, bệnh võng mạc tiểu đường, tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.

Nguồnhellobacsi
Lượt xem26/08/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng